Nhật Bản – một nước có nền âm nhạc phát triển gần như hàng đầu Châu Á vào thời điểm hiện tại, âm nhạc là một phần không thể tách rời của bất cứ chương trình giáo dục nào.
Mục tiêu của chương trình giáo dục đó là để nuôi dưỡng và củng cố sự thích thú và sự tham gia của trẻ vào những hoạt động âm nhạc. Điều này giúp cho các em đạt được kết quả học tập tốt hơn và có những lối cư xử, thái độ và phẩm chất tốt hơn trong cuộc sống.
- Giai đoạn đầu của giáo dục âm nhạc tại các trường tiểu học ở Nhật Bản bắt đầu cơ bản là luyện tập về tiết tấu. Trong giai đoạn này trọng tâm chủ yếu là gieo sự thích thú về âm nhạc cho trẻ nhỏ, tạo điều kiện cơ bản cho những bước phát triển về âm nhạc sau này. Và tiến trình này sẽ giúp trẻ em được lôi cuốn vào âm nhạc một cách nhiệt tình, khám phá ra sự tuyệt vời của âm nhạc.
- Giai đoạn tập đọc nhạc: các em được tiếp xúc với các phương tiện âm nhạc. Các em tiếp tục học để phát triển hơn nữa những kỹ năng về tiết tấu đã thu nhận được bằng cách dùng những cung bậc cao thấp và giai điệu khác nhau để biểu đạt một cách tốt hơn. Ngoài việc chơi những giai điệu soạn sẵn các em còn được khuyến khích tự sáng tác và biểu đạt tình cảm của mình một cách tự nhiên bằng âm nhạc. Cũng giống như giai đoạn học tiết tấu ban đầu, quá trình khám phá niềm vui trong giai điệu là chìa khoá cho sự phát triển của trẻ.
- Giai đoạn luyện tập về hoà tấu: đối với trẻ ở độ 11-12 tuổi, con đường tiếp cận với giáo dục âm nhạc trở nên tổng quát hơn. Trọng tâm được chuyển từ những nhịp điệu và giai điệu đơn giản sang những bài nhạc với nhiều nốt, thanh âm khác nhau, Trẻ sẽ được bắt đầu phát triển khả năng thẩm nhạc tự nhiên hiểu được những hoà tấu và những tiết tấu âm thanh đồng thời cũng tiếp thu được kiến thức ngày càng vững vàng hơn về âm nhạc. Hình thức sáng tác và hình thức biểu diễn nhạc được khuyến khích và tăng cường qua nhiều loại hoạt động âm nhạc khác nhau.
Trong các giờ học Âm nhạc ở Nhật Bản, trẻ ở những lớp nhỏ thường sử dụng kèn melodion hoặc sáo recorder để tập trình bày những bản nhạc ngắn gọn, các em lơp ở lớp lớn hơn có thể tập hòa tấu những bản nhạc với phần đệm piano của giáo viên
Về nội dung giáo dục âm nhạc, các cấp học của học sinh đều coi trọng giáo dục thực hành với các nội dung chủ yếu là học hát, đọc nhạc, nhạc cụ, trình diễn âm nhạc, sáng tạo âm nhạc…
Trong quá trình giáo dục âm nhạc, các học sinh đều dạy học tiếp cận và biết sử dụng một loại nhạc cụ. Bởi vì nhạc cụ là hiện thân của âm nhạc, là công cụ tuyệt vời nhất để tạo ra âm thanh. Tiếp xúc với nhạc cụ làm HS có thêm niềm vui, là bước khởi nguồn cho những sáng tạo nghệ thuật của các em.
Về phương pháp giáo dục âm nhạc, không chỉ riêng Nhật Bản mà các nước tiên tiến nói chung đều vận dụng một số phương pháp giáo dục âm nhạc phổ biến cho HS phổ thông.
Ghi chú: Một số nét đặc trưng trong phương pháp của Kodaly là: quy ước đọc tên nốt nhạc bằng các thế tay; sử dụng ca hát như là nền tảng của luyện tập âm nhạc; sử dụng âm nhạc dân gian là tài liệu học tập. Nét đặc trưng của phương pháp Orff Schulwerk là: vận động nhẹ nhàng khi nghe nhạc cổ điển; chơi các trò chơi theo nhịp điệu; vận động theo nhạc; đọc thơ theo tiết tấu…
Qua kinh nghiệm giáo dục âm nhạc trong trường phổ thông tại Nhật Bản, đều cho thấy rằng, hầu hết các em học sinh rất thích được tiếp cận và sử dụng một loại nhạc cụ nào đó, những học sinh được học nhạc có tinh thần và thái độ yêu đời hơn những em còn lại.
Cửa hàng nhạc cụ GOLDMUSIC chuyên cung cấp các loại nhac cụ uy tính chất lượng : Piano, Guitar, Organ…. chất lượng tại quận Tân Phú và phân phối toàn quốc.
Công Ty TNHH Nhạc Cụ Gold Music