Giao hàng miễn phí
Giao hàng miễn phí nội thành TP.Hồ Chí MinhHÀNG NHẬP KHẨU BẢO HÀNH CHÍNH HÃNG - HỖ TRỢ 24/7
Hotline: 0914 795 185
Công ty TNHH Nhạc cụ Gold Music là nhà Phân Phối sĩ và lẻ các sản phẩm thiết bị nhạc cụ , Piano, Organ, Guitar, Trống, thiết bị phòng thu Uy Tín Chuẩn Mực hàng đầu Việt Nam
Các thương hiệu uy tín như CASIO, ROLAND, KAWAI ,ESSEX, BOSTON , TAYLOR, FENDER, TAKAMINE, SUZUKI, KAPOK, CARAVAN , LAZER, ZILDJIAN, MAUDI, RODE, V.V.. luôn là sự lựa trọn hàng đầu, trên website của chúng tôi được chứng nhận ủy quyền là nhà phân phối của các hãng uy tín.
Gold Music cam kết đem đến cho khách hàng:
- Hàng hóa chính hãng, đảm bảo chất lượng
- Giá hàng hoá sản phẩm cực rẻ
- Giao hàng nhanh chóng, thuận tiện
- Tư vấn những giải pháp hợp lý, tối ưu, phù hợp nhu cầu của khách hàng
- Chế độ bảo trì, bảo hành tiện lợiLiên hệ tư vấn : 0914795185
Loa kiểm âm adam T5V ( giá 1 cái )
Mô tả sản phẩm :
Trong tầm giá của T5V, rất khó tìm được monitor có thể cạnh tranh được về độ chi tiết ở high mid, high frequency và độ gọn gàng của bass.
Weight 12.6 lbs (5.7 kg)
Height x Width x Depth 298 mm x 179 mm x 297mm
Kho hàng:
Còn hàngBảo hành :
12 tháng
Giao hàng :
miễn phí nội thành
- Nhận ship cod toàn quốc, giao hàng nhanh nhất ( 1-3 tiếng )
- Hàng chính hãng, CO CQ đầy đủ,
- Hỗ trợ trả góp qua thẻ tín dụng
- Liên hệ 0914795185 để nhận thêm giá sỉ và nhiều phần quà tặng hấp dẫn
Giải pháp tối ưu cho phòng thu nhỏ
Adam Audio là thương hiệu loa phòng thu hàng đầu thế giới với các sản phẩm có thể được tìm thấy ở khắp các studio lớn nhỏ. Tiếp nối thành công đó, hãng đã cho ra đời Adam T5V, loa monitor hai chiều với giá cả phải chăng và được tối ưu hóa cho các phòng thu nhỏ. Các đặc tính âm thanh xuất sắc, kích thước nhỏ và tỷ lệ chi phí / hiệu suất tối ưu làm cho Adam T5V phù hợp sử dụng ở các phòng thu nhỏ trong sản xuất âm nhạc, video và phát sóng.
Lướt qua catalogue sản phẩm của Adam, điều đầu tiên tôi nhận thấy là sự lựa chọn rất nhất quán về thiết kế chung của các true-active monitor (monitor liền công suất với power amp riêng cho từng driver) với Ribbon Tweeter (sẽ nói sau) kết hợp với các woofer sử dụng nhiều vật liệu khác nhau, thùng loa bass-reflex và active crossover. Trừ Ribbon Tweeter, công nghệ về thùng loa và active dsp crossover hiện là xu hướng chung của tất cả các hãng pro audio trên thế giới dành cho loa monitor cỡ nhỏ do những đặc tính kỹ thuật phù hợp với môi trường studio cỡ nhỏ và vừa.
T Series là dòng loa monitor 2 đường tiếng cấp thấp nhất của Adam đánh vào phân khúc studio bình dân bao gồm 2 model là T5V và T7V sử dụng chung woofer polypropylene có kích thước tương ứng 5 inch và 7 inch. Model tôi review trong bài viết này là T5V. Model T7V có lẽ sẽ có âm thanh tương đồng với bass xuống sâu hơn 1 chút và công suất cao hơn.
U-Art Tweeter
U-ART Tweeter (Accelerated Ribbon Tweeter) là air motion transformer tweeter 48mm (viết tắt AMT – thường hay bị hiểu nhầm là ribbon tweeter do hình dáng giống nhau) được thiết kế riêng cho T series đi kèm máng dẫn sóng (waveguide) HPS dựa trên dòng sản phẩm cao cấp S Series của Adam. Tôi không hiểu vì lý do gì chính Adam gọi tweeter của họ là ribbon thay vì tên thực sự là AMT do tiến sỹ Oskar Heil phát triển. Adam không phát minh ra AMT tweeter mà chỉ sử dụng sản phẩm dựa trên thiết kế này của tiến sỹ Heil mà thôi.
Bạn có thể hình dung nôm na nếu tweeter hình cầu trong các loa thông thường chúng ta gặp là dynamic microphone thì AMT tweeter là condenser microphone vì cơ chế của 2 loại tweeter này cũng tương tự với 2 loại microphone kể trên. Tuy nhiên, trong thế giới của loa, thì sự khác biệt của âm thanh giữa 2 loại tweeter này không lớn như với microphone. Đương nhiên, thiết kế nào cũng có ưu điểm, nhược điểm, và AMT tweeter cũng không phải ngoại lệ.
Ưu điểm của U-ART tweeter 48mm sử dụng trong T Series của Adam là tiết diện rất lớn 2420mm2 so với các dome tweeter 25mm phổ biến trong nhiều model studio monitor khác. Tiết diện lớn, màng loa mỏng và nhẹ, damping tốt, không phải gắn với cuộn âm như dynamic driver dẫn tới khả năng tái tạo transient (attack – giai đoạn mào đầu của âm thanh) và bám theo từng sự biến thiên cường độ của sóng âm rất tốt. Ngoài ra, thiết kế này cho phép tweeter (về mặt lý thuyết) có vùng hoạt động rộng ở high frequency, thậm chí vượt xa 30.000Hz với các model AMT cao cấp. Điểm break-up (tần số loa bị méo phi tuyến tính nhiều và không còn giữ được độ ổn định, damping kém, đáp tuyến rất tệ) nằm ở tần số rất cao, vượt xa khả năng nghe của con người.
Góc tỏa của AMT tweeter không giống như dome tweeter. Dome tweeter không quan tâm tới hướng. Với 1 tần số nhất định, góc tỏa gần như đồng nhất theo cả trục dọc và ngang. AMT tweeter (nếu đặt như T5V) thì sẽ có góc ngang rộng và góc dọc hẹp. Nhược điểm góc dọc hẹp 1 phần giúp âm thanh có tính định hướng tốt hơn, giúp hạn chế âm thanh phản dội lên trần và sàn. Tuy nhiên, khi nhắc tới tính định hướng của âm thanh, chúng ta phải cân nhắc tới tần số vì tính định hướng phụ thuộc vào tần số. Có thể ở 5-10kHz, U-ART thu hẹp phạm vi tỏa dọc nhưng ở 1-2kHz, góc tỏa dọc vẫn có thể rộng gần như dome tweeter. Do đó, bạn không được mặc định là U-ART tweeter sẽ giúp bạn có âm thanh trung thực hơn dome tweeter nếu bạn không xử lý âm học. Nhược điểm về tính định hướng trục dọc của U-ART tweeter cũng sẽ dễ thấy hơn nếu bạn đứng lên ngồi xuống khi nghe test signal. Hãy đặc biệt cẩn thận nếu bạn có ý định đặt T5V nằm ngang thay vì nằm dọc!!!
Nhược điểm của tweeter này chính là “tâm hồn” mong manh, dễ vỡ. Nếu trẻ em vô tình chọc nhẹ tay vào, rất có thể bạn sẽ phải liên hệ hãng để sửa thay vì cố gắng dùng băng dính lôi ra hoặc nặn như các loại dome tweeter khác. Chi phí sản xuất AMT tweeter cũng cao hơn do cấu tạo phức tạp, khó tự động hóa khâu sản xuất, trở kháng thấp do đó đặt nặng gánh cho power amplifier dẫn tới tổng chi phí sản xuất loa lại kênh thêm 1 phần. Bên cạnh đó, ribbon tweeter hoặc AMT tweeter đều có chung nhược điểm là méo bậc 2 (2nd Harmonic Distortion) khá cao ở high frequency, đặc biệt là với các model rẻ tiền. Dome tweeter nếu có thiết kế tốt hoàn toàn có thể do độ méo siêu thấp trong phạm vi hoạt động với chi phí sản xuất tương đương. Ngoài ra, các ribbon tweeter thông thường có độ méo rất cao ở vùng cận dưới đáp tuyến (thường là trung âm) trong khi các dome tweeter vẫn sống khỏe. Điều này ảnh hướng lớn tới thiết kế hệ thống vì nhà phát triển phải chọn crossover frequency ở high-mid (2-4kHz) với highpass filter bậc cao (24-48dB/oct) trong các hệ thống 2 đường tiếng, nằm vào vùng tai người rất nhạy. Một true-ribbon tweeter (xếp vào dạng low-end) như Fountek NeoCD3 đã có giá gần 80$ trong khi với tầm giá này, 1 dome tweeter như Peerless 810921 có thể cho thông số kỹ thuật cực kỳ tuyệt vời.
Tôi nói điều này để giúp bạn hiểu, thế giới audio là thế giới của sự đánh đổi. Bạn không thể có được 1 ưu điểm nào 1 cách miễn phí mà không phải trả giá. Có điều, cái giá phải trả đôi khi không quá quan trọng trong 1 số hoàn cảnh sử dụng, ứng dụng cụ thể. Lựa chọn đánh đổi nằm hoàn toàn trong tay nhà phát triển. U-ART tweeter không phải vượt trội hoàn toàn so với dome tweeter và ngược lại.
HPS WaveGuide
HPS WaveGuide là sản phẩm kế thừa trực tiếp từ MPS WaveGuide của S Series của Adam. Waveguide là thiết bị giúp cải thiện tính định hướng âm thanh của loa giúp góc tỏa của loa ở các tần số khác nhau đồng nhất hơn, giảm bớt sự biến đổi đáp tuyến khi chúng ta ngồi ở các vị trí khác nhau và điểm ngọt rộng hơn (về mặt lý thuyết). HPS Waveguide của Adam (theo như mô tả của hãng) giúp cho U-ART tweeter có góc tỏa đồng đều theo phương ngang giữa các tần số khác nhau và giới hạn góc tỏa trục dọc để giảm tác động của sàn/mặt bàn và trần. Nhìn vào hình dạng của HPS WG bạn có thể nhận thấy rõ chủ đích của nhà phát triển như trên. Tuy nhiên, do độ sâu của waveguide rất ngắn, bề ngang hẹp, bạn đừng kỳ vọng khả năng kiểm soát góc tỏa này xuống được trung âm. Nó chỉ có thể kiểm soát được high frequency mà thôi. Bài test của tôi thực hiện với white noise (chỉ bật 1 speaker) cũng xác nhận giới hạn nói trên.
Cá nhân tôi không đánh giá cao HPS bằng waveguide của Genelec 8xxx series và MPS trên Adam S Series. Genelec 8330 có máng dẫn sóng to gần bằng mặt loa, hiệu quả kiểm soát tính định hướng của âm thanh có thể với tới các tần số thấp hơn rất nhiều, dẫn tới sự trung thực khi nghe ngoài điểm ngọt của loa được cải thiện hơn.
Thùng loa Bass-Reflex và Bề mặt tối ưu Âm học
Thùng loa của Adam T5V là Bass Reflex. Đây là loại thùng cho phép tái tạo âm trầm sâu với kích cỡ thùng và woofer cỡ nhỏ. Cái giá phải trả là chất lượng của bass transient vì âm trầm sâu nó tạo ra dựa trên cơ chế stored energy (lưu trữ năng lượng) thay vì giải phóng trực tiếp. Đáp tuyến của T5V xuống tới 45Hz theo nhà sản xuất nhưng không rõ đây là điểm +-3 dB (F3) hay +- 6 dB (F6).
Vật liệu làm thùng loa là MDF không chống ẩm. Bạn có thể nhìn thấy rất rõ nếu soi đèn pin qua lỗ cộng hưởng của loa. Bởi vậy, bạn cần phải lưu ý nếu môi trường của bạn có độ ẩm quá lớn.
Do kích cỡ thùng loa rất nhỏ gọn vì nhà sản xuất muốn nhắm tới các studio cỡ nhỏ, mặt trước của thùng loa không có đất để đặt lỗ cộng hưởng (port). Vì thế, T Series sử dụng thiết kế lỗ cộng hưởng sau lưng giống Yamaha HS, JBL LSR, Genelc… Thiết kế này có ưu điểm là hạn chế việc nghe thấy tiếng ồn không mong muốn của port nhưng lại khiến vị trí đặt loa cần phải lưu ý nhiều hơn. Bạn không thể đặt loa sát tường (không khuyến khích vị trí đặt này) mà phải đặt cách tối thiểu 5-10cm để đảm bảo chức năng của port hoạt động bình thường.
Port của Adam T5V không phải dạng ống thẳng như các loa giá rẻ bình thường mà là dạng cong và có loe ở mép ngoài. Điều này giúp không khí lưu thông một cách mượt mà hơn giữa 2 môi trường trong và ngoài thùng loa, giảm tiếng ồn không mong muốn vốn khá dễ nghe thấy trên các model cũ hơn như AX Series. Đây là công nghệ của JBL có từ mấy… chục năm trước và đã có mặt trên các monitor của JBL, Genelec từ rất lâu, không rõ tại sao tới khi AX series ra đời, Adam vẫn sử dụng công nghệ port cổ điển như vậy. Luồng không khí lưu thông ở port của T5V khi sử dụng test tone 50Hz ở 90dB SPL rất mạnh và tốc độ lưu thông cao. Cao hơn nhiều so với Genelec 8330. Điều này chứng tỏ port của T5V không được tối ưu về khí động học tốt như Genelec.
Bề mặt của loa được vạt 2 cạnh để giảm bớt hiện tượng phản dội tại rìa mép loa, cải thiện độ trung thực của đáp tuyến và giúp mid/high frequency sạch hơn, phẳng hơn. Thiết kế này đã có trên Adam AX series từ lâu và không có gì mới trong giới audio.
DSP Active Crossover
Đây là phân tần chủ động và EQ sử dụng công nghệ kỹ thuật số được tích hợp trực tiếp vào trong mạch của loa. Nó có ưu điểm là cho phép tinh chỉnh rất sâu vào đáp tuyến của loa, giúp dễ dàng đạt độ phẳng cần thiết của đáp tuyến và căn chỉnh phase giữa các củ loa cực kỳ chính xác. DSP Active Crossover cũng cực kỳ ổn định và chính xác (vì nó là số mà!) do đó nhà sản xuất có thể yên tâm 100% rằng bất cứ chiếc loa nào được sản xuất ra cũng sẽ có đáp ứng tốt, bám sát thiết kế ban đầu. Ngoài ra, DSP Active Crossover giúp giảm độ cồng kềnh của mạch bên trong thùng loa so với passive crossover, thu nhỏ kích thước thùng loa nếu cần. Và điều quan trọng nhất là để triển khai công nghệ này, chi phí lớn nhất là R&D, chi phí sản xuất lại rẻ và hoàn toàn có thể tự động hóa dễ dàng.
Công nghệ này ngày càng phổ biến trong loa thế hệ mới vì những đặc tính ưu việt nói trên. Có điều, cái giá bạn phải trả với các model loa giá rẻ là 1 tầng AD convert không mong muốn do không có đầu vào digital AES. Tuy nhiên, với công nghệ hiện đại như bây giờ, converter dù giá rẻ cũng có độ trung thực rất cao. Và đây chắc chắn không phải điểm “nghẽn cổ chai” của hệ thống so với những năm 80.
PW/M Amplifier
Adam T Series sử dụng PW/M amplifier class D do Adam tự phát triển. Đây là amply có hiệu suất hoạt động rất cao (>90%) do đó bạn có thể yên tâm về việc monitor hoạt động lâu với cường độ cao mà không quá nóng. Tôi đã kiểm chứng trong quá trình break-in loa suốt 24h, sờ vào tấm tản nhiệt của T5V không thấy nóng nhiều. Tổng công suất RMS cho 1 chiếc T5V là 70W trong đó 50W cho woofer và 20W cho tweeter.
Áp suất tối đa (peak) của một cặp T5V tại 1m là 106dB. Đây là mức âm lượng rất lớn. Đa số thời gian, chúng ta chỉ cần monitor ở mức dưới 85dB và thi thoảng monitor ở 91-95dB SPL. Tuy nhiên, mức áp suất tối đa cao sẽ giúp headroom của hệ thống âm thanh tốt, ít méo, hoạt động ổn định, mát hơn (về mặt lý thuyết).
Giao tiếp và Căn chỉnh
Một điểm tốt của Adam T5V là chấp nhận tất cả các thể loại điện từ 100-240V, 50-60Hz. Do đó, bạn không cần phải lo lắng về việc cắm nhầm điện 110V với 220V như nhiều model loa khác.
Bạn có thể sử dụng cả RCA Unbalanced hoặc XLR Balanced, đây cũng là điểm cộng vì nó cho phép bạn linh hoạt trong quá trình sử dụng. Khi dùng RCA Unbalanced, hãy chọn Input Sensivity là -10dBV và ngược lại, chọn +4 dBu (chuẩn chuyên nghiệp) khi dùng XLR Balanced.
Ngoài ra, T5V có các switch cho phép bạn căn chỉnh đáp tuyến của loa theo bối cảnh sử dụng hoặc sở thích cá nhân với 3 level -2, 0, +2 ở Bass và High Frequency. Filter sử dụng là Low/High Self. Nếu bạn sử dụng T5V trong phòng cỡ nhỏ và phải đặt gần tường, gần như bắt buộc, bạn phải chọn -2dB LF nếu không đáp tuyến sẽ bị thừa bass và tiếng rất um, giảm chi tiết của mid. Ngoài việc cải thiện sự cân đối của đáp tuyến trong bối cảnh sử dụng trên, việc cắt 2dB ở Low Frequency giúp cả poweramp cho Woofer và Woofer đều được giảm tải dẫn tới độ méo thấp hơn.
Các điều chỉnh này của T5V cũng khá hạn hẹp vì biên độ điều chỉnh bị giới hạn (2dB), các bước điều chỉnh cũng lớn (2dB mỗi bước).
Điểm tôi không hài lòng nhất ở T5V là nút Volume. Núm Volume có độ cản hơi thấp dẫn tới có cảm giác chất lượng không cao. Ngoài ra, đây không phải là núm dạng bước (stepped) mà là núm liên tục. Do đó, bạn phải căn ke rất kỹ để đảm bảo bạn thiết lập 2 loa trái phải mức output volume giống nhau. Tuy nhiên, núm liên tục cũng có ưu điểm là giúp bạn vi chỉnh sự khác biệt về level giữa 2 loa. Cá nhân tôi thích núm dạng bước với cỡ bước nhỏ hơn.
Quá trình sử dụng thực tế
Trước khi nghe đánh giá về âm thanh của T5V, tôi thực hiện công đoạn break-in (dù chưa chắc đã cần thiết đối với studio monitor) trong 24h với 40Hz sinewave. Quá trình đánh giá diễn ra trong 2 tuần với rất nhiều khía cạnh khác nhau, do đó bạn có thể yên tâm rằng đây không phải những đánh giá dạng cưỡi ngựa xem hoa giống như khi đi dạo shop mua loa.
Điều đầu tiên tôi nhận thấy là T Series có âm thanh tương đồng với AX series. Âm thanh của studio monitor do Adam sản xuất có chất âm rất đặc trưng từ 2kHz đổ lên. Lý do chính đến từ lựa chọn về công nghệ tweeter đồng nhất trong các sản phẩm của Adam.
Âm thanh tổng thể của Adam T5V khá tốt nếu so với tầm giá. Bass khá gọn, không bị bùng nhùng hay mờ như các loa chất lượng kém. Hiện tượng one-note bass (vùng bass có đáp ứng cao bất thường ở 1 tần số cụ thể) cũng không hiện diện khi tôi thử nghiệm T5V. Bạn có thể nghe thấy các nhạc cụ background trong bản mix khá dễ dàng. Điều này chứng tỏ độ chi tiết của T5V không phải chuyện đùa. Nhất là khi chúng ta nhìn vào giá thành 199$/chiếc (giá US). Âm thanh tổng thể cũng có xu hướng đẩy ra phía trước 1 chút. Đặc biệt là ở high mid. Điều này cũng không hẳn là điểm không tốt. Các studio monitor phục vụ mixing tốt thường cũng có đặc tính như thế này (Ns10M, Genelec 1030A…).
Adam T5V được trang bị loa bass woofer 5 “, đáp ứng tần số bass đến 45 Hz cho âm thanh có độ phân giải cao. Tweeter mới của U-ART, một giải pháp đột phá để sử dụng trong ghi âm và trộn với ngân sách cao, lên đến 25 kHz và được gắn với một ống dẫn sóng chính xác với các đặc tính kiểm soát phân tán giống như Tuyên truyền Tần số Cao (HPS) waveguide được sử dụng trong màn hình S Series hàng đầu của ADAM Audio. Sự phân tán phù hợp hơn và ổn định hơn trên một khu vực rộng hơn.
Các crossover điều khiển được DSP điều khiển và cân bằng cũng như các kết nối analog đa chiều. Được trang bị bộ khuếch đại Class W 50 W cho loa nung và bộ khuếch đại lớp D 20 W cho tweeter U-ART, loa adam sản xuất SPLs lên đến 106 dB mỗi cặp. Tái tạo âm thanh mạnh mẽ, không nén ngay cả ở mức âm thanh rất cao.
Vùng hoạt động của T5V ở low frequency cũng rất đáng nể so với kích thước của 5 inch woofer. Theo Adam, loa có đáp tuyến 45-25kHz (không rõ điểm cutoff). Trong quá trình kiểm nghiệm thực tế, T5V bắt đầu giảm dần SPL ở 50Hz và gần như biến mất hoàn toàn ở 35Hz. Đây là con số rất đáng nể với một woofer cỡ nhỏ như thế này. Tuy nhiên, bạn phải rất cẩn thận nếu phòng bạn xử lý chưa tốt. Những tần số siêu trầm từ 30-60Hz rất dễ làm phòng bị cộng hưởng và gây hiện tượng um hoặc one-note bass.
Thùng loa bass reflex là hệ thống 4th-order highpass (24dB/oct). Do đó, đáp tuyến phẳng của loa sẽ giảm đi rất nhanh một khi tần số xuống đủ thấp để chạm tới điểm cut-off -3dB của hệ thống. Nếu bạn dùng sinewave tone để test bạn sẽ thấy level của T5V giảm đi rất nhanh khi chạm ngưỡng 50Hz, đặc biệt là dưới 45Hz. Nếu bản mix của bạn dùng nhiều nhạc cụ hoặc layer effect có nhiều tần số siêu trầm, tôi vẫn khuyên bạn kiểm tra với headphone chất lượng tốt để đánh giá đúng về bản mix hơn.
U-ART tweeter cho âm thanh rất chi tiết với tốc độ rất cao. Attack của nhạc cụ, các âm “s”, distortion… lộ rất rõ trong bản mix. Các nhạc cụ hoặc âm thanh ở tần số cao được tái hiện một cách chi tiết với độ chính xác rất tốt. Snare khi nghe trên T5V có cảm giác punchy không thua kém gì NS10M (vô địch về độ gọn của âm thanh) nhưng với độ phân giải tốt hơn. Điểm thú vị của hệ thống audio sử dụng tweeter có độ chi tiết và tốc độ cao đó là ta luôn có cảm giác độ chi tiết hệ thống tốt. Lý do rất đơn giản, thứ khiến chúng ta nghe được rõ một nhạc cụ trong bản mix là chúng ta nghe thấy attack của chúng. Khi đó, não chúng ta sẽ tự kết nối dữ liệu này với các họa âm tầng thấp của nhạc cụ, khiến chúng ta có cảm giác mình nghe thấy nhạc cụ đó một cách rõ ràng. Adam đã không nói dối về U-ART tweeter. Tuy nhiên, bản thân việc này cũng là một vấn đề của T5V mà tôi sẽ chia sẻ sau.
Có một vấn đề tôi rất hay gặp phải khi nghe qua các monitor của Adam đó là level của những nhạc cụ có tần số tất cao như HiHat, Ride, Cymbal… hoặc âm X, S, TR, K… luôn có cảm giác cao hơn các loa, headphone tôi kiểm chứng một chút (tất cả đều là thiết bị cao cấp). Bạn sẽ cần phải có quá trình kiểm tra, đánh giá, so sánh kỹ lưỡng trước khi mix trên T5V vì nếu không bạn sẽ không thiết lập đúng level của các nhạc cụ này. Dẫn tới bản mix bị thiếu top-end hoặc quá mềm. Tôi đã nghe nhiều sản phẩm được 1 số bạn bè của tôi sử dụng loa Adam và nhiều sản phẩm cũng gặp vấn đề tương tự.
Các bản mix mà có high frequency không được mix đủ tốt hoặc hơi bị rát tai khi nghe trên T5V rất khó chịu. Tốc độ của U-ART tweeter làm vấn đề của các bản mix này càng thêm trầm trọng và thậm chí 1 số bản mix được xếp vào mức không thể chịu nổi đối với tôi. Điều này cũng có mặt tốt. Ít nhất bạn sẽ không thể làm ra 1 bản mix rát tai cho người khác vì khi họ nghe trên hệ thống của họ mà thấy rát tai, bản mix đó sẽ xé rách tai bạn nếu nghe trên T5V!
Do tweeter có độ chi tiết và tốc độ cao hơn đáng kể so với woofer, khi nghe T5V, bạn sẽ có cảm giác hệ thống hơi thiên sáng, đặc biệt là ở SPL cao. Âm thanh của nhạc cụ cũng có xu hướng mỏng hơn 1 chút vì lý do trên. Sự thiếu chi tiết của woofer cũng khiến sự tách bạch giữa các nhạc cụ lead và background trong các bản mix phức tạp khó nhận thấy hơn 1 chút.
Khi tôi thử làm thí nghiệm biến thùng loa của T5V từ bass-reflex thành sealed bằng cách chặn port sau lưng với 1 chiếc… khăn, bass ngay lập tức mượt hơn (xuống dần tới 40Hz) và gọn hơn rất nhiều. Mid cũng rõ nét hơn. Để khách quan hơn khi đánh giá bass ở 2 cấu hình, tôi dùng LowPass Filter 24dB/Oct ở 1kHz để loại bỏ tweeter. Bass ở phiên bản sealed của T5V rõ ràng gọn hơn, gần được như NS10M. Tuy nhiên, cái giá phải trả là maximum SPL của hệ thống thấp hơn do bạn sẽ sớm dùng hết biên độ dao động tuyến tính của woofer. Nếu phòng bạn gặp vấn đề với bass, hãy thử phương án này.
.
Liên hệ mua hàng
Công Ty TNHH Nhạc Cụ Gold Music
4/10/4 Lưu Chí Hiếu, P. Tây Thạnh, Q.Tân Phú, TPHCMĐiện thoại liên hệ : 0914795185
30.700.000 đ 28.590.000 đ
25.840.000 đ 22.500.000 đ
29.460.000 đ 27.650.000 đ